I. QUY ĐỊNH PHÂN NHÓM DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Luật số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội về Bảo vệ môi trường (134 trang)
So với các Luật cũ, Luật mới này có bổ sung quy định phân nhóm dự án đầu tư (từ nhóm I - IV) căn cứ theo tiêu chí về môi trường để làm căn cứ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường.
Trong đó,
- Dự án nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao (khoản 3 Điều 28);
- Dự án nhóm II là các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (khoản 4 Điều 28);
- Dự án nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (khoản 5 Điều 28);
- Dự án nhóm IV là dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
Chính phủ sẽ ban hành danh mục phân nhóm dự án theo tiêu chí này.
- Các dự án nhóm I sẽ phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo Điều 29, đánh giá tác động môi trường theo Mục 3 Luật này.
- Các dự án nhóm II không phải đánh giá sơ bộ, tuy nhiên phải đánh giá tác động môi trường nếu thuộc các điểm c, d, đ, e khoản 4 Điều 28 Luật này.
- Trường hợp là dự án nhóm I, II, hoặc III đồng thời có xả nước thải, bụi, khí thải ra môi trường cần phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại thì bắt buộc phải xin giấy phép môi trường theo Mục 4.
II. QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 2020
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (354 trang)
Nghị định quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường 2020 về các nội dung sau:
- Kế hoạch, biện pháp bảo vệ các loại môi trường nước, đất, không khí...
- Phân vùng môi trường, phân loại dự án gây ô nhiễm môi trường;
- Trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của chủ dự án đầu tư;
- Cấp giấy phép môi trường, đăng ký môi trường đối với các dự án đầu tư trước khi đi vào vận hành thử nghiệm;
- Các dự án đầu tư được miễn đăng ký môi trường;
- Điều kiện bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai thác khoáng sản;
- Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, phá dỡ tàu biển;
- Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
- Lộ trình áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất đối với các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
- Yêu cầu chung về quản lý, xử lý chất thải, nước thải, ký quỹ bảo vệ môi trường;
- Trách nhiệm, lộ trình buộc tái chế, xử lý sản phẩm, bao bì đối với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu;
Theo đó, các nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, bao bì có trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu theo lộ trình sau đây: từ 1/1/2024 với bao bì và các sản phẩm ắc quy, pin; dầu nhớt, săm lốp; từ 1/1/2025 với sản phẩm điện, điện tử và từ 1/1/2027 với phương tiện giao thông.
Vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Chứng nhận & Đào tạo ISOCERT để được hỗ trợ, chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ ĐÀO TẠO ISOCERT
Địa chỉ: Số 5A/304 đường chợ Hàng, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Email: info@isocertvn.com
Hotline: 0906.143.256/ 0772.311.175
Website: https://isocertvn.com/