CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN & ĐÀO TẠO ISOCERT
Hotine: 0772.311.175
Ngày đăng: 10/12/2021 | 634 lượt xem

Ngoài ra, việc chứng nhận hợp quy và công bố hơp quy các loại sản phẩm hàng hóa cũng được các Bộ, ngành quy định trong các văn bản pháp luật của từng bộ, dựa trên việc phân công quàn lý từng loại sản phẩm tương ứng. Cụ thể như:

– Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

– Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 31/10/2012 về việc hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Thông tư số 21/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 16/11/2010 về việc hướng dẫn chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng.

– Thông tư số 48/2011/TT-BCT của Bộ Công thương ban hành ngày 30/12/2011 về việc quy định quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương....

1. Phương thức chứng nhận hợp quy

Các phương thức chứng nhận hợp quy áp dụng tại các Tổ chức chứng nhận hợp quy thuộc Cục Viễn thông gồm các phương thức chứng nhận quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BTTTT ngày 07/05/2020. Cụ thể gồm:

Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình

Áp dụng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong dây chuyền đã có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001 hoặc tương đương).

Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất

Áp dụng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong dây chuyền chưa có chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001 hoặc tương đương) nhưng có quy trình sản xuất và giám sát đảm bảo chất lượng để đánh giá.

Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa

Áp dụng để thực hiện cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa không áp dụng được theo phương thức 1 hoặc phương thức 5.

2. Thành phần hồ sơ

- Văn bản đề nghị chứng nhận hợp quy 

- Bản sao giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (chỉ nộp khi chứng nhận lần đầu hoặc khi các giấy tờ có sự thay đổi):

+ Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Quyết định/Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư;

+ Đối với cá nhân: Chứng minh nhân dân/hộ chiếu.

- Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm đề nghị CNHQ (bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; thể hiện đầy đủ các nội dung: tên, ký hiệu, các thông tin kỹ thuật của sản phẩm, ảnh chụp bên ngoài, hãng sản xuất);

- Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (áp dụng đối với phương thức 1);

- Kết quả đo kiểm (áp dụng đối với phương thức 1);

- Quy trình sản xuất và quy trình đảm bảo chất lượng sản phẩm (áp dụng đối với phương thức 5);

- Tài liệu liên quan đến lô sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy (áp dụng đối với phương thức 7).

3. Trình tự xử lý hồ sơ chứng nhận hợp quy

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ;

- Bước 2: Thỏa thuận chi phí chứng nhận hợp quy;

- Bước 3: Xem xét tính hợp lệ của chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (áp dụng đối với phương thức 1);

- Bước 4: Đánh giá quá trình sản xuất (áp dụng đối với phương thức 5);

- Bước 5: Xem xét sự đồng nhất của lô sản phẩm đề nghị chứng nhận hợp quy (áp dụng đối với phương thức 7);

- Bước 6: Lấy mẫu (áp dụng đối với phương thức 5 và 7);

- Bước 7: Đánh giá sự phù hợp của kết quả đo kiểm;

- Bước 8: Trả kết quả xử lý.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ ĐÀO TẠO ISOCERT

Địa chỉ: Số 5A/304 đường chợ Hàng, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng

Email: info@isocertvn.com

Hotline: 0906.143.256/ 0772.311.175

Website: https://isocertvn.com/

Tags: