CSR là cách viết tắt của Corporate social responsibility nghĩa là trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Vậy CSR cần hiểu là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và những đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động cũng như cho gia đình họ cùng lúc hỗ trợ cộng đồng địa phương và xã hội nói chung. CSR được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh và thường được lồng ghép vào những chiến lược của doanh nghiệp và như vậy trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, khái niêm CSR còn mới với rất nhiều Doanh nghiệp tại Việt Nam và sự thật rằng năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR ở Doanh nghiệp Việt còn thực sự hạn chế. Các thành tố cấu thành CSR bao gồm:
- Chống tham nhũng
- Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty
- Bảo vệ quyền lợi cho NLĐ
- Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho NLĐ
- Thu hẹp khoảng cách nhân viên và lãnh đạo
- Bảo vệ môi trường
- Vì lợi ích cộng đồng
Như đã nói, xây dựng mô hình doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội là cực kỳ quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nào. CSR giúp doanh nghiệp có thể bảo vệ danh tiếng đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh so với hàng loạt đối thủ khác. Đặc biệt, trước sức mạnh của Internet và mạng xã hội hiện nay khi mà mọi thông tin đều được lan truyền với một tốc độ nhanh chóng thì b ất kỳ một hành vi tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu nào của doanh nghiệp cũng không thể tránh khỏi sự nhận biết và đánh giá nhanh chóng của công chúng. Vì vậy, việc xây dựng hình mẫu thương hiệu có trách nhiệm xã hội lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Theo nhiều nghiên cứu, việc doanh nghiệp được đánh giá là doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng, họ cũng thu về cho mình khoản lợi doanh thu lớn hơn so với những đối thủ khác. Người tiêu dùng thường quyết định lựa chọn mua sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng là có trách nhiệm với xã hội.
Để xây dựng công tác CSR hiệu quả, doanh nghiệp cần thực hiện:
1. Nghĩa vụ về kinh tế
Đây được xem là mức độ cơ bản nhất để thể hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với cộng đồng. Những điều đơn giản như: doanh nghiệp cần đảm bảo việc trả lương cho nhân viên đúng thời gian thỏa thuận và đầy đủ, hoàn thành các nghĩa vụ về thuế với nhà nước,…
2. Tuân thủ luật pháp
Doanh nghiệp còn cần phải tuân thủ tất cả những quy định về pháp luật. Bao gồm: không kinh doanh các mặt hàng pháp luật cấm, không sử dụng lao động trẻ em, các yêu cầu về luật định cho doanh nghiệp cần được tuân thủ mạnh mẽ…
3. Trách nhiệm về đạo đức
Trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp chính là thường xuyên xem xét tới những vấn đề về lương thưởng của nhân viên, hạn chế việc giao dịch với các công ty không có trách nhiệm xã hội, tạo công ăn việc làm cho những người dân đang thất nghiệp,,..
4. Trách nhiệm cống hiến cho cộng đồng
Doanh nghiệp cần quan niệm rằng: Lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm được đều tới từ cộng đồng và môi trường xung quanh. Doanh nghiệp có trách nhiệm phải hoàn trả lại xã hội bằng thông qua những hình thức khác nhau, như: thực hiện những hoạt động từ thiện, xây dựng những công trình phúc lợi, bảo vệ môi trường và nguồn năng lượng, trồng cây gây rừng…
Các bộ Tiêu Chuẩn Trách Nhiệm Xã Hội của Doanh Nghiệp hiện nay được áp dựng rộng rãi như BSCI, WRAP, SMETA, C-TPAT, ISO 26000, ISO 45001, SA8000..
Chúng tôi ISOCert đang hỗ trợ các hoạt động doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng Trách nhiệm xã hội dựa trên các bộ tiêu chuẩn này.
Trân trọng cảm ơn!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH CHỨNG NHẬN VÀ ĐÀO TẠO ISOCERT
Địa chỉ: Số 5A/304 đường chợ Hàng, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Email: info@isocertvn.com
Hotline: 0906.143.256/ 0772.311.175
Website: https://isocertvn.com/